Công trình xây dựng Menkauhor_Kaiu

Chúng ta biết được rằng Menkauhor Kaiu đã ra lệnh xây dựng hai công trình quan trọng trong thời kỳ trị vì của ông: một ngôi đền mặt trời để nhằm tôn kính thần Ra và một kim tự tháp dành cho việc chôn cất của ông, nó được biết đến ngày nay với tên gọi là "Kim tự tháp không đầu".[61]

Ngôi đền Mặt trời

Ngôi đền Mặt trời của Menkauhor viết bằng chữ tượng hình

[lower-alpha 12]
3ḫ.t-Rˁ
Akhet-Ra

Nối tiếp truyền thống được bắt đầu bởi Userkaf, vị vua sáng lập ra vương triều thứ Năm, Menkauhor đã xây dựng một ngôi đền dành cho thần mặt trời Ra. Ông là vị pharaon cuối cùng còn xây dựng công trình này.[63] Những vị vua kế vị của ông, Djedkare IsesiUnas, đã từ bỏ[64][65] truyền thống này bởi vì sự sùng bái thần Ra đã suy tàn[66] do sự trỗi dậy của sự sùng bái thần Osiris.[65] Do sự khan hiếm các văn kiện có liên quan đến ngôi đền mặt trời của Menkauhor, có thể nó chỉ thực hiện chức năng của mình trong một khoảng thời gian ngắn hoặc có lẽ nó không bao giờ được hoàn thành.[64][67]

Ngôi đền mặt trời của Menkauhor được gọi là Akhet-Ra, nó có thể được dịch theo các cách khác nhau như "Chân Trời của Ra" hoặc "Vùng đất nơi mà Ra bước ra".[64][68] Vị trí của ngôi đền này đến nay vẫn chưa được xác định và có thể nó đang nằm bên dưới lớp cát của Saqqara hoặc Abusir.[69] Chúng ta chỉ biết đến sự tồn tại của nó nhờ vào những dòng chữ được tìm thấy trong các ngôi mộ của những vị quan lại thuộc vương triều thứ Năm và thứ Sáu, họ từng là các vị tư tế của Ra ở ngôi đền này.[70][71] Họ bao gồm Hemu, được an táng ở Giza, và Neferiretptah[72] cùng Raemankh,[73] cả hai đều được an táng ở phía bắc Saqqara.[63] Ngoài việc phụng sự tại ngôi đền Akhet-Ra, Neferiretptah còn là một vị tư tế phụng sự trong kim tự tháp của Menkauhor và giữ chức quan trông coi "đồ trang sức hoàng gia", chịu trách nhiệm về các đồ vật quý báu trong cung điện của nhà vua.[74]

Bên cạnh đó, một dấu triện khác[lower-alpha 13][29] có khắc tên Akhet Ra cũng đã được tìm thấy từ ngôi mộ của công chúa Khamerernebti, nằm gần ngôi đền tang lễ của Niuserre ở Abusir. Dấu triện này nằm trên một chiếc bình đá lớn và nó chỉ ra cho chúng ta biết được rằng nguồn thực phẩm được dành cho các ngôi mộ của những thành viên thuộc hoàng gia vốn được đưa đi từ ngôi đền của Menkauhor tới khu phức hợp kim tự tháp của Niuserre.[70]

Kim tự tháp

Kim tự tháp của Menkauhor (Lepsius XXIX) đã được xây dựng trên trục Nam-Tây Bắc-Đông[75] kết nối kim tự tháp Djoser, Userkaf và cả Unas và Teti sau khi Menkauhor chết lại với nhau.[76]

Menkauhor Kaiu đã xây dựng một kim tự tháp nằm ở phía Bắc Saqqara, và vì thế đã từ bỏ khu nghĩa trang hoàng gia ở Abusir, vốn là nơi an táng các vị vua của vương triều thứ Năm bắt đầu từ triều đại của Sahure, khoảng 80 năm trước đó.[77] Lý do cho sự lựa chọn này có thể là vì cao nguyên Abusir đã trở nên quá chật chội vào giai đoạn đầu triều đại của Menkauhor.[78]

Người Ai Cập cổ đại ban đầu gọi tên nó là Netjer-isut-Menkauhor, có nghĩa là "Vùng đất thiêng liêng của Menkauhor". Ngày nay, kim tự tháp này được biết đến với tên gọi là Lepsius XXIX[79] theo cách đánh số của nhà khảo cổ học Karl Richard Lepsius, ông ta là người đã khám phá ra kim tự tháp này vào năm 1843. Do tình trạng đổ nát của công trình này, người Ả Rập đặt tên cho nó là "Kim tự tháp không đầu", tên gọi này vẫn được sử dụng cho tới ngày nay.[80][81] Vào đầu thế kỷ thứ 20, kim tự tháp này đã bị vùi lấp dưới những lớp cát của sa mạc và việc xác định nó là của Menkauhor đã gây nên những cuộc tranh cãi.[82] Thay vào đó, người ta cho rằng Kim tự tháp không đầu là của Merikare, một công trình có niên đại thuộc về thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất và vẫn chưa được tìm thấy.[83] Vào năm 2008, một nhóm các nhà khảo cổ học dưới sự chỉ đạo của Zahi Hawass đã tiến hành tái khai quật lại cấu trúc được xác định bởi Lepisus này và thông các cuộc khai quật tại địa điểm trên, các nhà khảo cổ học đã nhanh chóng xác định được niên đại của nó là thuộc về vương triều thứ Năm dựa trên các kỹ thuật xây dựng được sử dụng trong quá trình xây dựng công trình này. Dẫu cho các cuộc khai quật đã không thể giúp tìm ra được tên của vị vua xây dựng nên kim tự tháp này, thế nhưng nhờ vào phương pháp loại trừ và bởi vì Menkauhor là vị pharaon duy nhất có kim tự tháp được tìm ra, các nhà khảo cổ học và Ai Cập học đã chính thức thừa nhận rằng Kim tự tháp không đầu là của Menkauhor.[84]

Người ta ước tính rằng chiều dài mỗi cạnh đáy của kim tự tháp này là từ 50–60 m (160–200 ft),[80][85] và vì thế công trình này sẽ có chiều cao khoảng từ 40–50 m (130–160 ft) vào thời điểm nó được xây dựng, điều này khiến cho nó trở thành một trong những kim tự tháp hoàng gia nhỏ nhất thuộc thời kỳ Cổ vương quốc.[lower-alpha 14] Ngoài ra, còn có bằng chứng cho thấy rằng Menkauhor đã có thời gian để hoàn thành kim tự tháp của ông, vì vậy kích thước nhỏ bé của nó sẽ phù hợp với thời gian trị vì ngắn ngủi của ông là từ 8 đến 9 năm.[27]

Ở phía bắc của nó, có một lối vào dẫn xuống hệ thống các căn phòng chôn cất ngầm, lối vào này đã bị chặn lại bằng hai khung đá granite qua đó chỉ ra cho chúng ta biết được rằng quá trình an táng đã diễn ra tại đây. Một chiếc nắp quan tài vỡ bằng đá bazan xám xanh[87] đã được Cecil Mallaby Firth tìm thấy tại căn phòng chôn cất trong các cuộc khai quật kim tự tháp của ông ta vào năm 1930.[88][89]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Menkauhor_Kaiu http://citation.allacademic.com/meta/p_mla_apa_res... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/375109 http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/AS%202000_mensi.... http://www.cuni.cz/UKEN-332.html http://edoc3.bibliothek.uni-halle.de/lepsius/tafel... http://ediss.sub.uni-hamburg.de/volltexte/2004/210... http://dlib.nyu.edu/awdl/sites/dl-pa.home.nyu.edu.... http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5701445z http://www.etana.org/sites/default/files/coretexts... http://gizapyramids.org/static/pdf%20library/bmfa_...